Theo quy hoạch, từ nay đến 2030, mạng lưới c???ng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và TPHCM, hình thành 28 c???ng hàng không với tổng công suất thiết kế đáp ứng khoảng 283 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới c???ng hàng không trong phạm vi 100km.
Trong đó, 14 c???ng hàng không quốc tế, gồm: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 c???ng hàng không quốc nội, gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo
Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 c???ng hàng không, số c???ng hàng không quốc tế giữ nguyên, số c???ng hàng không quốc nội bổ sung thêm sân bay Cao Bằng và c???ng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội.
Đồng thời, giai đoạn này sẽ hình thành một số c???ng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có tiềm năng phát triển như Lý Sơn, Phú Quý; xây dựng c???ng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa...) trong trường hợp đủ điều kiện.
Đối với c???ng hàng không hiện đang khai thác, Bộ GTVT cũng nghiên cứu xây dựng cơ chế phân cấp quản lý các c???ng hàng không để địa phương có thể huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Riêng các c???ng hàng không quan trọng quốc gia, các c???ng hàng không có hoạt động quân sự chiến lược về quốc phòng, an ninh và các khu vực biên giới, hải đảo sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lực của nhà nước để đầu tư.